Vài điều về bọ xít hút máu

Bọ xít hút máu người tên khoa học Triatoma rubrofasciata, thuộc họ Reduviidae, bộ cánh nửa (Hemiptera), lớp côn trùng (Insecta). Hình thể: phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc giúp làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào độ tuổi phát triển. Phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loài bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu…

1.   Đặc tính gây bệnh

Theo các nghiên cứu trên thế giới, loại bọ xít hút máu người này là loại trung gian truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, gây bệnh Chagas. Bệnh thường có triệu chứng sau một đến ba tháng, biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ngủ vặt nhiều. Đặc biệt, mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính từ 10 đến 40 năm sau, dẫn đến các bệnh về máu như: tắc nghẽn mạch máu, rung tim…
            Ở một số quốc gia Trung và Nam Mỹ đã ghi nhận: nếu bị đốt, người bệnh sẽ sốt cao, tiêu chảy, buồn ngủ, khi chuyển từ thể cấp sang mãn tính, sẽ để lại hậu quả nguy hiểm, nhưng ở Việt Nam không có mầm bệnh, và nếu có thì cũng cực kỳ ít vì thế bọ xít bị nhiễm bệnh rất nhỏ. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể. Đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chagas.


2.   Đặc điểm phân bố

Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao.
Chúng không những xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn có mặt cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi, thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi…, chúng có thể làm tổ cả trong hoặc ngoài nhà. Ban ngày bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe giường, khe tủ… đêm đến mới hoạt động, nên con người thường không biết sự có mặt của chúng.

3.   Phương pháp phòng bệnh

Cho dù đến thời điểm này ở Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào bị bệnh do bọ xít hút máu là trung gian lây truyền bệnh, nhưng trước tình hình bọ xít hút máu xuất hiện ở nhiều nơi và có thể đốt người, nên người dân cần có một số biện pháp phòng ngừa như sau:
-    Khi phát hiện chúng ở trong nhà, khe tủ, dưới đệm, giường, tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác.
-    Những chỗ bị đốt thường trở nên ngứa, càng gãi càng ngứa, sau đó thì đau và sưng tấy, 10-12 ngày mới lành. Nếu bị bọ xít hút máu người đốt, rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám, điều trị chống dị ứng. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.
-     Ngoài ra nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng. Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm, màu trắng ngà.
Trứng bọ xít hút máu sắp nở con (màu cam) và vỏ trứng (màu trắng)
Trứng bọ xít hút máu sắp nở con (màu cam) và vỏ trứng (màu trắng)

-    Có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Fendona 10SC, ICON 10 WP (các loại hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid), phun trong nhà và xung quanh nhà.
-    Để phòng, chống bọ xít hút máu, phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào. Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít. Ở vùng đã phát hiện có bọ xít hút máu nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.

 Diệt côn trùng Nhật Huy

diet-con-trung-nhat-huy

DIỆT HIỆU QUẢ – BẢO HÀNH CHU ĐÁO

ĐC: 20 Nguyễn Thanh Tuyền, P.2, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
VĐD :10/15 Phạm văn Hai, p3, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
Hot line: 0906 71 83 72 – Mr Phương
Email: nhathuypestcontrol@gmail.com